Từ nay, các phương tiện có thể lưu thông xuyên suốt trên tuyến đường dài 41,5km từ ngã ba Tân Vạn (giao Quốc Lộ 1A) đến đường NA3. 
Tuyến đường này góp phần giao thương, lưu thông hàng hóa đi từ các khu công nghiệp ở Bình Dương đến các trung tâm cầu cảng và kho bãi ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai được thuận tiện và nhanh chóng.
Giai đoạn 1, đoạn đường Mỹ Phước – Tân Vạn được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2015, đã có rất nhiều container, xe tải cùng các phương tiện giao thông khác lưu thông dày đặc trên 6 làn đường dài xuyên suốt 26km. Riêng với thành phố Thuận An, tuyến đường này đã thúc đẩy sự phát triển mới. Ngoài việc khai thác tốt hơn các nguồn đất đai trước đây chỉ thuần túy là đất nông nghiệp, thành phố còn thu hút được nhiều nhà đầu tư về thương mại, xây dựng, các lĩnh vực công nghiệp sạch hay xây dựng nhà máy, khu dân cư và nhất là tạo ra công ăn việc làm, thu nhập cho người dân.

 

Giai đoạn 1 với 6 làn đường dài 26km đưa vào sử dụng 2015. Ảnh Đình Trọng

Giai đoạn 2, sau nhiều năm vướng giải phóng mặt bằng, tuyến đường Mỹ Phước Tân Vạn dài 15,5 km với 10 làn xe chạy tính khu công nghiệp Mỹ Phước 3 đến nút giao đường ĐT741 đã chính thức được lưu thông vào 5.2021. 


Nút giao Mỹ Phước Tân Vạn với ĐT 741 đã thông xe. Ảnh: Đình Trọng

Ý tưởng xây dựng tuyến đường Mỹ Phước Tân Vạn đã được hình thành hơn 10 năm trước, khi quốc lộ 13 còn là tuyến đường duy nhất lưu thông giữa TP.HCM và Bình Dương (thường được gọi là đại lộ Bình Dương). Vì thế, khi tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn giao với nút đường ĐT741 dài 41,5km được thông tuyến, đã trở thành một trong những tuyến đường quan trọng bậc nhất tại Bình Dương và kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.


Các phương tiện chạy xuyên suốt 41,5km trên Mỹ Phước Tân Vạn. Ảnh: Đình Trọng

Từ kết quả này, đội ngũ kỹ sư, công nhân thi công tiếp tục gấp rút hoàn thành dự án đường tạo lực Mỹ Phước – Bàu Bàng dài 11km với 10 làn xe để đạt được tổng chiều dài thông tuyến là 52,5km.


Máy móc di chuyển hàng rào chắn thông xe trên Mỹ Phước Tân Vạn giao với đường ĐT741. Ảnh Đình Trọng

Theo tính toán của các chuyên gia, với sự có mặt của tuyến đường Mỹ Phước Tân Vạn, thời gian vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu từ các nhà máy đến cảng sẽ giảm được ít nhất 30%. Vì thế, tuyến đường này sẽ giúp tăng năng suất, tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

 

Đoạn 15,5 km này được thiết kế và xây dựng 10 làn xe chạy. Ảnh: Đình Trọng

Đặc biệt, tuyến đường Mỹ Phước Tân Vạn sẽ là một trong các mạch giao thông chiến lược giữa khu công nghiệp Minh Hưng Sikico với cảng biển Thị Vải, Cái Mép, cảng container (cảng Bình Dương, Đồng Nai, Quận 9) và sân bay quốc tế Long Thành.

 

Các phương tiện di chuyển trên đoạn 10 làn xe của đường Mỹ Phước Tân Vạn sáng 20.5. Ảnh: Đình Trọng

Bên cạnh đó, khu công nghiệp Minh Hưng Sikico nằm tại vị trí chiến lược của tỉnh Bình Phước cũng như Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. KCN Minh Hưng Sikico kết nối trực tiếp với các tỉnh thành lớn, sân bay, cảng biển giúp đẩy mạnh việc vận chuyển hàng hoá và giao thương với các vùng lân cận.

Ngoài ra, Khu công nghiệp Minh Hưng Sikico Bình Phước còn nằm trên trục giao thông chính kết nối với Tây Nguyên, là khu vực tiềm năng cung ứng vật liệu cho các ngành công nghiệp.
Với mục tiêu xây dựng khu công nghiệp theo mô hình phức hợp Công nghiệp xanh - Thương mại - Dịch vụ, quỹ đất khu công nghiệp MINH HƯNG SIKICO được phân bổ cho nhiều nhu cầu khác nhau nhau. Trong đó, 475,4ha dành cho khu công nghiệp, 19,6ha dành cho thương mại – dịch vụ, 13,8ha xây dựng cơ sở hạ tầng, 146,2ha ưu tiên cho không gian xanh và đất giao thông.
Vì vậy, Khu công nghiệp Minh Hưng Sikico là một trong những bước đi đầy triển vọng dành cho các nhà đầu tư nói riêng và cả tỉnh Bình Phước nói chung.

>> Xem thêm: Đầu tư Bình Phước - Sự lựa chọn hoàn hảo cho nhà đầu tư 
Tác giả bài viết: Hải Phạm
Nguồn tin: Tổng hợp