Chiều dài toàn tuyến đường là 12,15 km, bao gồm 6 làn xe và vận tốc thiết kế đạt 80 km/h. Tổng chiều rộng nền đường là 40,5 mét với chiều rộng mặt đường là 23,5 m, chiều rộng dải phân cách là 3 m, trong khi vỉa hè mỗi bên 7 m. Mặt đường có kết cầu bê tông nhựa nóng.
Công trình được tạo cảnh quan bằng hàng cây xanh, đèn chiếu sáng và hệ thống thoát nước tiêu chuẩn. Ngoài ra, toàn tuyến sẽ có 2 cầu bê tông cốt thép với độ bền thiết kế lên đến 100 năm.
Lễ khởi công cung đường mới kết nối 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước
Tổng vốn đầu tư cho dự án lên hơn 965 tỷ đồng. Điểm đầu thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương, khu vực cầu Tam Lập nằm giữa huyện Phú Giáo và huyện Bắc Tân Uyên. Trong khi điểm cuối thuộc tỉnh Bình Phước và được xác định là ranh giới huyện Phú Giáo và huyện Đồng Phú.
Tại Lễ khởi công, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cho biết đây là công trình có tính kết nối rất quan trọng trong giao thông giữa các huyện Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, Bàu Bàng thuộc tỉnh Bình Dương và huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
Xem thêm: Tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn
Công trình sẽ tạo nên trục giao thông huyết mạch, có ý nghĩa rất quan trọng trong đảm bảo tính liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, duy trì an ninh trật tự cũng như an ninh quốc phòng các huyện phía Bắc tỉnh Bình Dương nói riêng, hai tỉnh Bình Dương, Bình Phước nói chung.
Khi hoàn thiện, trục nối tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng sẽ có tổng chiều dài 47,9 km, trong đó, riêng chi giải phóng mặt bằng đã gần 1.600 tỷ đồng. Trong khi đó phần xây lắp có tổng mức đầu tư gần 3.725 tỷ đồng sử dụng vốn ngân sách địa phương.
Toàn dự án được chia thành 4 dự án nhỏ, và được giao cho các huyện có tuyến đường đi qua làm chủ đầu tư. Hiện tại đã có 3 dự án chính thức khởi công với chiều dài là 35,7 km và mức đầu tư cho 3 dự án này gần 2.760 tỷ đồng.
Xem thêm: Danh sách 81 dự án giao thông tại Bình Phước
Ngoài là trục nối tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, tuyến đường còn rút ngắn thời gian đi lại giữa các tỉnh Bình Phước, Bình Dương với các đầu mối giao thông quan trọng tại Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu. Bên cạnh đó, hàng hóa cũng sẽ được lưu thông thuận lợi, chi phí vận chuyển cũng sẽ tiết kiệm đáng kể. Hơn nữa, các nhà đầu tư có nhu cầu mở rộng cơ sở sản xuất ở Bình Phước sẽ dễ dàng hơn.