Bình Phước tăng trưởng mạnh nguồn vốn đầu tư FDI vào tỉnh

14/05/2022
Bình Phước đang trở thành trung tâm thu hút FDI tại khu vực miền Nam, là điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài nhờ vào vị trí chiến lược quan trọng, hạ tầng giao thông ngày càng đồng bộ, chính sách mời gọi đầu tư hấp dẫn…

Vốn đầu tư FDI vào tỉnh Bình Phước tăng gấp 3 lần trong năm 2021

Dựa trên báo cáo năm 2021 của UBND tỉnh Bình Phước, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tăng trưởng gấp 3 lần so với năm 2020 dù tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Cụ thể hơn, cả năm 2021 tỉnh Bình Phước tiếp nhận 70 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng số vốn lên đến 600 triệu đồng, cao gấp 2 lần về số lượng và 3 lần về số vốn so với năm 2020. Với kết quả đó, toàn tỉnh Bình Phước có 346 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 3,5 tỷ USD. Ngoài ra, Bình Phước cũng phê duyệt 100 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký hơn 10.000 tỷ đồng trong năm 2021.

Xem thêm: Bình Phước nổi lên là trung tâm thu hút đầu tư
 
Ngã tư Đồng Xoài Bình Phước
Ngã tư Đồng Xoài
Chủ tịch tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền cho biết, kết quả này đến từ việc đề cao thành công của doanh nghiệp của lãnh đạo tỉnh, và xem đây cũng là thành công của tỉnh. Với việc xây dựng “nền tảng 4 tốt” gồm “hạ tầng tốt, nhân lực tốt, chính sách tốt, dịch vụ công tốt”, Bình Phước cho thấy sự hoan nghênh và sẵn sàng chào đón nhà đầu tư đến tìm hiểu và đầu tư tại tỉnh. Lãnh đạo tỉnh luôn sát cánh với doanh nghiệp; sẵn sàng lắng nghe, chia và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất - kinh doanh tại Bình Phước.
Ngoài ra, Bình Phước còn xây dựng nhiều chính sách ưu đãi và mời gọi nhà đầu tư tầm cỡ, song song với việc liên tục cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng đón làn sóng đầu tư mới. Bình Phước còn có lợi thế về vị trí địa lý, đất đai và giao thông thuận tiện, một điều kiện không thể tốt hơn để có thể thu hút đầu tư nước ngoài hơn nữa.
Cùng với vị trí chiến lược trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Phước có thêm thuận lợi cho đầu tư sản xuất công nghiệp. Trước một loạt các ưu thế sẵn có, mục tiêu đưa Bình Phước trở thành trung tâm công nghiệp hiện địa, thu hút mạnh đầu tư nguồn vốn FDI luôn được lãnh đạo tỉnh đề cao hàng đầ
Vốn đầu tư FDI vào Bình Phước tăng mạnh 1
Bình Phước đang đẩy mạnh thu hút vốn FDI
Trước đây, Bình Phước thường là điểm đến được các doanh nghiệp trong lĩnh vực da giày, dệt may - nhuộm… nhằm hướng đến tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ của địa phương. Tuy nhiên hiện tại các lĩnh vực đầu tư tại Bình Phước đang dịch chuyển theo hướng đa dạng hơn, tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao. Bên cạnh đó, Bình Phước tiếp tục ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp trong và ngoài nước đối với danh mục 80 dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 với tổng số vốn hơn 2 tỷ USD. Theo đó, định hướng thu hút đầu tư tại tỉnh sẽ là các dự án phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dịch vụ logistics…

Hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ, thúc đẩy thu hút đầu tư

Bình Phước là một tỉnh rộng nhất khu vực Đông Nam Bộ cũng như 19 tỉnh, thành phía Nam. Với lợi thế đó, 13 khu công nghiệp Bình Phước với tổng diện tích 4.686 ha, và đã có 8 khu công nghiệp có hạ tầng hoàn chỉnh. Và để khai thác tối đa các lợi thế tự nhiên về quỹ đất cho khu công nghiệp, Bình Phước đang đẩy mạnh quy hoạch các dự án hạ tầng giao thông và từng bước sẽ được đầu tư đồng bộ.
Trung tâm hành chính Thành phố Đồng Xoài
Trung tâm hành chính Thành phố Đồng Xoài
Trong thời gian qua, một loạt các dự án Bình Phước được phê duyệt và triển khai như: Cao tốc TPHCM - Chơn Thành - Ðắk Nông với tổng mức đầu tư khoảng 24.275 tỷ đồng; tuyến Ðồng Phú - Bình Dương với tổng vốn đầu tư 2.253 tỷ đồng; dự án đường sắt Dĩ An - Hoa Lư với tổng vốn đầu tư 948,6 triệu USD; quốc lộ 14C kết nối Ðắk Nông với Bình Phước, Tây Ninh, Long An với tổng kinh phí đề xuất nâng cấp là 280 tỷ đồng. Song song đó là hệ thống bến bãi, cảng cạn, cầu vượt… đang được phát triển nhằm có thêm các lợi thế về xuất nhập khẩu hàng hóa trong vùng, cũng như các nước khác trong khu vực.
Dự án giàu tiềm năng khác là đầu tư nâng cấp tuyến đường ĐT.753 (kết nối Bình Phước với sân bay Long Thành) và cầu Mã Đà cũng được Bình Phước tích cực đề xuất với Chính phủ. Và trong buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ vào đầu năm 2022, Bình Phước đã nhận được sự đồng ý về chủ trương. Ngoài ra, Thủ tướng cũng giao Bộ Giao thông vận tải khẩn trương chủ trì làm việc với UBND các tỉnh: Bình Phước, Đồng Nai và các cơ quan liên quan để thống nhất phương án đầu tư nâng cấp. Nếu hoàn thành, khoảng cách về giao thông giữa Bình Phước và Đồng Nai, cũng như sân bay Long Thành được rút ngắn đáng kể, có thể tháo gỡ nút thắt nhiều năm.
Theo quy hoạch mạng lưới giao thông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường ĐT.753 sẽ được nâng cấp thành Quốc lộ 13C, đi từ Đồng Xoài, Bình Phước đến Trảng Bom, Đồng Nai. Vào tháng 7/2021, UBND tỉnh Bình Phước đã phê duyệt chủ trương nâng cấp và mở rộng đường tỉnh ĐT.753 và xây dựng cầu Mã Đà có chiều dài 30 km, quy mô cấp III, tổng mức đầu tư là 655 tỷ đồng.
Hạ tầng giao thông tỉnh Bình Phước đang được đẩy mạnh đầu tư
Hạ tầng giao thông tỉnh Bình Phước đang được đẩy mạnh đầu tư
Ngoài ra, một loạt các dự án giao thông sẽ được khởi công tại Bình Phước trong thời gian tới như: Xây dựng đường giao thông phía Tây QL13 kết nối Bàu Bàng - Chơn Thành - Hoa Lư; nâng cấp đường QL13 đoạn Liên ngành – Hoa Lư; xây dựng đường ĐT.753B kết nối với đường Đồng Phú - Bình Dương; xây dựng cầu kết nối Long Tân (huyện Phú Riềng) – Tân Hưng (huyện Hớn Quản).... Ngành GTVT còn chủ động đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư theo hình thức BOT như: Dự án nâng cấp, mở rộng ĐT.741, dự án BOT đường Đồng Phú – Bình Dương.
Sau khi hoàn thành các dự án trên, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đều sẽ dễ dàng kết nối với nhau qua các tuyến ĐT.741, QL13, QL14, gián tiếp hình thành khu tam giác phát triển, năng động bậc nhất của tỉnh là Đồng Phú – Đồng Xoài - Chơn Thành. Tất cả sẽ tạo nên bước đột phá về hạ tầng giao thông toàn khu vực nói chung, mà còn trên toàn tỉnh nói riêng.

Tác giả bài viết: Trung Kiên

Nguồn tin: Báo Công An

Tin tức khác

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao...

Quy định về thời gian làm việc

Quy định về thời gian làm việc

Quy định về thời gian làm việc và thời gian làm thêm giờ

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây