Khối ngoại đang nắm vai trò thúc đẩy xu hướng khu công nghiệp đô thị tại Việt nam

27/02/2022
Các khu phức hợp công nghiệp đô thị tại Việt Nam ngày càng phổ biến. Điều này có dấu ấn không nhỏ từ các nhà đầu tư nước ngoài, và làn gió này sẽ còn thúc đẩy phát triển khu công nghiệp đô thị tại Việt Nam trong những năm tới.

Tích cực hợp tác với đối tác nước ngoài

Điểm nóng về phát triển bất động sản công nghiệp tại Việt Nam trong nửa cuối năm 2021 đang thuộc về tỉnh Hưng Yên, khi rất nhiều nhà đầu tư với các dự án lớn đang đổ về tỉnh này.
Mô hình khu công nghiệp đô thị được cho là lời giải cho bài toán thiếu hụt lượng lớn nhà ở công nhân.
Mô hình khu công nghiệp đô thị được cho là lời giải cho bài toán thiếu hụt lượng lớn nhà ở công nhân.
Vào cuối tháng 11/2021, Khu công nghiệp hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc tại Hưng Yên chính thức thành lập. Đây là dự án có quy mô hơn 140 ha do Tập đoàn LH hợp tác triển khai cùng Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị TDH Ecoland và một số nhà đầu tư Hàn Quốc, với tổng số vốn đầu tư hơn 1.780 tỷ đồng. Dự án nhằm đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sạch thuộc tổ hợp Khu công nghiệp (KCN) và Đô thị dịch vụ Lý Thường Kiệt.
Trước đó, tỉnh Hưng Yên cũng chào mừng Dự án Đô thị và Công nghiệp Nam Kim được phát triển toàn diện bởi Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh và đối tác nước ngoài Frasers Property. Trong đó, vai trò của Frasers Property sẽ là xây dựng KCN và kho vận, có diện tích gần 80 ha. Trong khi đó, Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh sẽ xây dựng khu dân cư với gần 26 ha còn lại, hứa hẹn tạo nên một khu đô thị - công nghiệp hoàn chỉnh.
Ở khu vực phía Bắc còn có tỉnh Bắc Ninh với khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh, một điển hình về khu phức hợp công nghiệp đô thị với tổng diện tích 700 ha. Trong đó khu đô thị chiếm 200 ha, trong khi diện tích khu công nghiệp là 500 ha. Ông Huỳnh Quang Hải, Phó chủ tịch điều hành Công ty Phát triển khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP) cho biết, ngoài việc thuê mặt bằng phục vụ sản xuất, các doanh nghiệp còn tổ chức nơi ở cho chuyên gia, trường học cho con em chuyên gia, nhà hàng, phòng hội thảo… kể cả nhu cầu giao dịch ngân hàng, phục vụ cho khu công nghiệp.
Trong khu vực phía Nam, Becamex là tập đoàn tiên phong trong mô hình phức hợp mới, khi hợp tác với các đối tác ngoại như Sembcorp, Tokyu Group, Warburg Pincus. Mối quan hệ đối tác này đã gặt hái được thành công với Khu liên hợp công nghiệp-dịch vụ-đô thị Bình Dương, gồm: KCN, khu dịch vụ cao cấp, khu tái định cư và khu đô thị mới. Tổng diện tích quy hoạch lên đến 4.196 ha và thuộc địa bàn thị xã Bến Cát, Tân Uyên và TP. Thủ Dầu Một. Sau thành công trên, Becamex tiếp tục nhân rộng ra địa bàn tỉnh Bình Phước, và dự báo sẽ là lực kéo thu hút FDI cho tỉnh này trong tương lai gần.
Xem thêm: Khu công nghiệp Bình Dương

Nhu cầu thực sự còn tăng cao trong tương lai

Mô hình khu công nghiệp đô thị sẽ là một đáp án chuẩn xác để giải quyết bài toán thiếu hụt nhà ở cho công nhân, gián tiếp giảm thiểu tình trạng sinh sống chật hẹp, thiếu tiện nghi của người lao động. Không những vậy, trong thời điểm dịch bệnh còn chưa bình ổn, nhà ở cho công nhân ngay tại khu công nghiệp sẽ phát huy hiệu quả trong việc duy trì sản xuất.
Ngoài ra trước làn sóng đầu tư mới vào ngành công nghiệp ở Việt Nam, mô hình khu công nghiệp đô thị sẽ là xu hướng tất yếu, giúp giải quyết rất nhiều vấn đề trong quy hoạch tổng thể truyền thống, vì phần lớn diện tích cho thuê là dành cho sản xuất.
Savills Việt Nam cho biết, một trong 6 xu hướng phát triển bất động sản công nghiệp những năm tới đây sẽ có việc tái cấu trúc các KCN hiện tại. Các dự án khu công nghiệp mới phải có đánh giá tổng quan về các phương án quy hoạch tổng thể, các tương quan phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong thực tế. Ngoài ra, các “hạ tầng cứng” mới như hạ tầng logistics, kho lạnh, trung tâm dữ liệu và trung tâm nghiên cứu và phát triển là những đòi hỏi mới, thực tế, sẽ giúp phát triển KCN đô thị. Ngoài ra, các hạ tầng xã hội như các khu nhà ở công nhân, các khu đô thị, dịch vụ tiện ích cho người lao động cũng sẽ đóng vai trò không nhỏ.
Mặc dù có nhiều lợi ích cũng như tác động khách quan, mô hình tích hợp công nghiệp và đô thị vẫn gặp các thách thức không nhỏ. Mâu thuẫn giao thông đô thị và công nghiệp, rủi ro về môi trường và không thu hút nhiều dân cư trong giai đoạn đầu là bài toán khó khăn với chủ đầu tư trong tương lai.
Theo enCity, một công ty chuyên về tư vấn quy hoạch nhận định, các khu công nghiệp đô thị phức hợp cần giải quyết xung đột giữa giao thông công nghiệp và giao thông đô thị, kết hợp và phân cấp hạ tầng giao thông. Một ví dụ tiêu biểu là đặt khu logistics ở trên đường cao tốc giúp tiết kiệm đất đai, di chuyển hàng hóa sẽ hiệu quả hơn, các phương tiện lớn không phải đi vào khu dân cư. Ngoài ra, giải pháp thiết kế đường đa tuyến cho nhiều nhu cầu khác nhau sẽ giúp tách biệt hoàn toàn giao thông công nghiệp và đô thị.

Tác giả bài viết: Lê Quân

Nguồn tin: Báo Đầu Tư

Tin tức khác

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao...

Quy định về thời gian làm việc

Quy định về thời gian làm việc

Quy định về thời gian làm việc và thời gian làm thêm giờ

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây