Ý nghĩa to lớn với nền kinh tế Việt Nam khi được Moody’s nâng xếp hạng tín nhiệm

13/09/2022
Việt Nam vừa được Hãng đánh giá tín dụng Moody’s vừa nâng xếp hạng tín dụng từ Ba3 lên Ba2, với triển vọng ổn định.
Moody’s cho biết kinh tế Việt Nam đang tăng lên so với nhiều nước trong cùng nhóm tín dụng, chính vì vậy việc nâng xếp hạng sẽ phản ánh rõ hơn sức mạnh kinh tế của Việt Nam. Thời gian vừa qua, khả năng chống chịu với các cú sốc kinh tế vĩ mô bên ngoài của Việt Nam cũng đã cải thiện đáng kể. Điều này cho thấy sự hiệu quả của các chính sách đã được cải thiện.
Thông thường, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm sẽ là thang đó giúp các nhà đầu tư quốc tế cũng như các đối tác cho vay đánh giá được khả năng trả nợ của quốc gia đó có tốt hay không. Vì vậy, ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại Việt nam cho rằng, Moody’s nâng xếp hạng tín nhiệm với Việt Nam sẽ mở ra cơ hội tốt hơn so với trước đây, chi phí đi vay sẽ giảm đáng kể không chỉ trong khu vực nhà nước, mà còn tác động tích cực đến khu vực của doanh nghiệp.
"Đối với khu vực nhà nước, việc xếp hạng tín nhiệm đồng nghĩa với việc đi huy động vốn bên ngoài sẽ rẻ hơn, kéo theo các doanh nghiệp dựa trên mức sàn của chính phủ cũng huy động được rẻ hơn và các nhà đầu tư sẽ đầu tư vào các khu vực của nền kinh tế nhiều hơn", ông Trương Hùng Long cho hay.
Ông Trương Hùng Long – Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại
Ông Trương Hùng Long – Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.
Điều này cũng sẽ có tác động nhiều đến lĩnh vực thu hút đầu tư trong thời gian tới. Ông Trường Hùng Long cho rằng, với mức tín nhiệm cao hơn từ các quốc gia có đánh giá Việt Nam, chắc chắn nhóm này cũng sẽ tin tưởng cao hơn khi đầu tư vào Việt Nam vì khả năng mất vốn thấp đi, và sẽ tập trung nhiều vốn hơn, nhằm đem lại chi phí rẻ hơn.
Vì vậy, Moody’s nâng hạng tín nhiệm với Việt Nam sẽ giúp chúng ta huy động được nguồn vốn trực tiếp và gián tiếp từ khu vực bên ngoài tốt hơn so với trước đây.

Sự thay đổi đáng chú ý của Việt Nam để được Moody’s nâng xếp hạng tín nhiệm

Để Moody’s nâng xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2, có 2 yếu tố quan trọng mang tính quyết định, gồm:
Thứ nhất là sức mạnh kinh tế thể hiện ở khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và khả năng chống chọi của nền kinh tế trước cú sốc từ bên ngoài của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua tốt hơn hẳn các nước đồng hạng.
Thứ hai là nền tảng về chính sách tài khóa, Việt Nam đã thực hiện chính sách tài khóa thận trọng, bội chi được giảm xuống, nợ công được kiểm soát chặt chẽ, tái cơ cấu nợ công hiệu quả, chi phí đi vay đang thấp xuống. Việt Nam cũng đang chuyển dần từ vay nước ngoài là chính sang vay trong nước là chính.
Đó là hai yếu tố cơ bản nhưng quyết định quan trọng đến đánh giá của Moody’s trong suốt thời gian qua và tác động tích cực đến xếp hạng tín nhiệm đối với Việt Nam.
Moody’s vừa nâng xếp hạng của Việt Nam
Hãng đánh giá tín dụng Moody’s vừa nâng xếp hạng của Việt Nam từ Ba3 lên Ba2, với triển vọng ổn định. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên mục tiêu của chúng ta là tiếp tục đạt được các nấc thang xếp hạng cao hơn nữa chứ không phải dừng tại đây. Theo Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Việt Nam cần tiếp tục hướng đến 2 yếu tố tiếp theo đó là sức mạnh về thể chế, quản trị và các cải cách của khu vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước để giảm thiểu rủi ro có thể có.
Về sức mạnh về thể chế và quản trị, Việt Nam cần cho đề cao tính hiệu lực, hiệu quả của các chính sách và thực thi chính sách. Tốt nhất là các chính sách phải được công bố và công khai kịp thời, đầy đủ về các chỉ số quản trị. Trong cải cách khu vực ngân hàng, chính sách tiền tệ phải được thực thi hiệu quả, kiểm soát tốt chất lượng tài sản, cùng với việc gia tăng năng lực giám sát khu vực ngân hàng. Đối khu vực doanh nghiệp nhà nước còn đang hiện hữu tỷ lệ tương đối lớn.
"Việc kiểm soát đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước và giảm thiểu nghĩa vụ nợ dự phòng từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đối với nghĩa vụ của ngân sách sẽ là việc chúng ta phải quan tâm trong dài hạn", ông Trương Hùng Long nhấn mạnh.
Chính phủ cũng đang xây dựng một đề án nhằm nâng hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam từ nay đến 2030, từng bước để tiến tới xếp hạng đầu tư của năm 2030. Với nền tảng về kinh tế như hiện nay, cùng với quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng như với các lộ trình đã được định hình, Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu xếp hạng đầu tư.
Theo đó, một số mục tiêu của "Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030" của Chính phủ là: Đạt mức xếp hạng tín nhiệm từ Baa3 (đối với Moody's) hoặc BBB- (đối với S&P và Fitch) trở lên; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân cả giai đoạn khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD; tổng đầu tư xã hội bình quân đạt 33-35% GDP.
Ngoài ra, đề án cũng đưa ra các mục tiêu kiểm soát bội chi ngân sách Nhà nước được Quốc hội phê duyệt trong dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm và kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm, phấn đấu bội chi ngân sách Nhà nước đến năm 2030 khoảng 3% GDP; nợ công không quá 60% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP...

Tác giả bài viết: Theo Thùy Linh

Nguồn tin: VTV News

Tin tức khác

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao...

Quy định về thời gian làm việc

Quy định về thời gian làm việc

Quy định về thời gian làm việc và thời gian làm thêm giờ

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây