Sau cao tốc Tp.HCM – Chơn Thành, Bình Phước sắp có thêm tuyến cao tốc thứ 2 với Tây Nguyên

10/05/2022
Vừa qua, lãnh đạo tỉnh Đắk Nông và Bình Phước đã có buổi làm việc với sự kết hợp cùng các sở, ngành của cả 2 tỉnh. Trong buổi làm việc này, cả 2 tỉnh đều thống nhất nội dung về tuyến cao tốc Đắk Nông - Chơn Thành, nhằm tạo điều kiện và không gian phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng mong đợi của người dân 2 tỉnh.
Tuyến cao tốc Đắk Nông - Chơn Thành cần đẩy nhanh tiến độ

Tuyến cao tốc Đắk Nông - Chơn Thành cần đẩy nhanh tiến độ

Trong ngày 25/4 vừa qua, Hội nghị phối hợp triển khai thực hiện dự án cao tốc Đắk Nông - Chơn Thành đã được tổ chức với sự phối hợp Thường trực Tỉnh uỷ Đắk Nông và Thường trực Tỉnh uỷ Bình Phước. Buổi làm việc giữa lãnh đạo sở, ngành của 2 tỉnh đều nhận định chung về vai trò quan trọng của tuyến cao tốc Đắk Nông - Chơn Thành, trong việc đóng góp phát triển cho 2 địa phương, cũng như được người dân 2 tỉnh rất mong đợi.
Ông Ngô Thanh Danh - Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông cho biết, cao tốc Đắk Nông - Chơn Thành sẽ là cầu nối quan trọng giữa Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội, và còn là con đường nghĩa tình.
Về phía tỉnh Bình Phước, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường cho biết, dưới sự quyết tâm chính trị của cả 2 tỉnh, Trung ương đã thống nhất thực hiện tuyến cao tốc Đắk Nông - Chơn Thành vào giai đoạn 2021 - 2025, sớm hơn so với kế hoạch quy hoạch trước là giai đoạn 2021 - 2030. Đây là một thành công rất lớn của 2 tỉnh Bình Phước và Đắk Nông, tạo điều kiện hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, đảm bảo kết nối vùng cũng như tạo động lực để 2 tỉnh phát triển nhanh và bền vững. Bình Phước cũng luôn thể hiện quyết tâm cao trong việc thực hiện dự án này, đồng thời cũng sẽ chủ động khi triển khai tất cả phương án.
Bình Phước tuyến cao tốc tuyến HCM Chơn Thành 1

Cũng liên quan đến tuyến cao tốc này, Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhận được báo cáo của Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước  - SCIC về phương án triển khai dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Đắk Nông – Chơn Thành theo phương thức PPP. Đây cũng là thay đổi tích cực từ phía SCIC khi lần đầu tiên xem xét việc tham gia đầu tư theo hình thức PPP với một công trình hạ tầng đường cao tốc tại Việt Nam.
Cũng theo báo cáo trên, SCIC đề xuất Bộ Giao thông vận tải thực hiện bước "khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư đối với dự án PPP" theo quy định tại Điều 25 - Nghị định 35/2021/NĐ-CP, nhằm triển khai sớm, rút ngắn tiến độ để dự án sớm vận hành.
Theo kế hoạch, dự án đầu tư đường cao tốc Đắk Nông – Chơn Thành sẽ bắt đầu từ thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước ngay vị trí giao Quốc lộ 14 với đường Hồ Chí Minh. Điểm cuối sẽ nằm tại địa bàn là ranh giới hành chính giữa xã Đắk Sin, huyện Đắk R'Lấp và xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Đắk Nông.
Hiện tại, tỉnh Bình Phước cũng có ý kiến nhằm điều chỉnh hướng tuyến và rút ngắn chiều dài đoạn qua địa bàn tỉnh, trực tiếp giảm chi phí đầu tư cho đoạn tuyến cao tốc qua tỉnh này. Theo đó, tổng mức đầu tư toàn dự án theo đề xuất hướng tuyến của tỉnh Bình Phước điều chỉnh là 26.631 tỷ đồng.

Bình Phước dồn lực phát triển hạ tầng, cao tốc

Với vai trò một trong những tỉnh, thành mũi nhọn phát triển kinh tế tại vùng trọng điểm Đông Nam Bộ, Chính phủ đang dồn lực nhằm giúp Bình Phước phát triển hạ tầng cao tốc.
Trong những năm qua, Bình Phước được đánh giá là một trong những địa phương dẫn đầu tiến trình phát triển của cả nước, Chính phú liên tục đưa ra các chính sách ưu tiên, hỗ trợ tỉnh phát triển hạ tầng, cao tốc nhằm tăng trưởng mạnh hơn vừa về kinh tế, vừa về điều kiện dân sinh xã hội.
Trong đầu năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cùng với triển khai các nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm 2022. Tại sự kiện lần này, Thủ tướng đánh giá rất cao vị trí chiến lược quan trọng của Bình Phước, cùng với lợi thế đất rộng, người thưa, địa hình bằng phẳng, thời tiết thuận lợi… Chính vì vậy tỉnh này có rất nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển toàn diện, song phải có những định hướng nhằm tiến đến phát triển ổn định, bền vững.
Bình Phước dồn lực phát triển hạ tầng, cao tốc

Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh sự ưu tiên mà tỉnh Bình Phước cần chú trọng, chính là nguồn lực cho phát triển hạ tầng giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông đường bộ nói chung và đường cao tốc nói riêng. Để có thể thực hiện tốt yêu cầu trên, Bình Phước cần tập trung ngân sách cho công tác giải phóng mặt bằng, đẩy mạnh hợp tác công tư, dùng nguồn vốn nhà nước nhằm dẫn dắt và đóng vai trò kích hoạt các nguồn vốn khác vốn chưa được khai thác tối ưu, đặc biệt từ các nguồn lực xã hôi.
Với các đề xuất của Bình Phước, Thủ tướng cũng giao Bộ Giao thông vận tải đóng vai trò chủ trì, khẩn trương hướng dẫn Bình Phước và Đồng Nai, cũng như các đơn vị liên quan nhằm tìm được phương án tối ưu nhất khi nâng cấp tuyến đường ĐT.753, xây dựng cầu Mã Đà và có báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất.
Về việc triển khai dự án đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, dự án cao tốc đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước)… Thủ tướng cơ bản đồng ý với các kiến nghị liên quan. Ngoài ra, Thủ tướng cũng lưu ý công tác giải phóng mặt bằng tỉnh Bình Phước cần phải chủ động hơn nữa, nhằm thu hút nhà đầu tư.
Thuộc khu vực Đông Nam Bộ, Bình Phước là tỉnh có diện tích rộng nhất và có 13 khu công nghiệp Bình Phước với tổng diện tích 4.686 ha. Trong số này, đã có 8 khu công nghiệp đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh. Song song đó, các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đã được tỉnh Bình Phước quy hoạch và từng bước đồng bộ nhằm khai thác tối đa các lợi thế của tỉnh. Điển hình là cao tốc Tp.HCM - Chơn Thành - Ðắk Nông có tổng mức đầu tư khoảng 24.275 tỷ đồng; tuyến Ðồng Phú - Bình Dương với tổng vốn đầu tư 2.253 tỷ đồng; dự án đường sắt Dĩ An - Hoa Lư với tổng vốn đầu tư 948,6 triệu USD; quốc lộ 14 C kết nối Ðắk Nông với Bình Phước, Tây Ninh, Long An với tổng kinh phí đề xuất nâng cấp là 280 tỷ đồng.
Ngoài ra, Bình Phước còn hoàn thiện hệ thống bến bãi, cảng cạn, cầu vượt… nhằm hỗ trợ tối đa cho xuất, nhập khẩu hàng hóa trong vùng, cũng như các nước trong khu vực. Chính điều này đã đổi mới bộ mặt Bình Phước, gián tiếp khiến thị trường BĐS địa phương nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư trong thời gian qua.

Tác giả bài viết: Hạ Vy

Nguồn tin: Nhịp sống kinh tế

Tin tức khác

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao...

Quy định về thời gian làm việc

Quy định về thời gian làm việc

Quy định về thời gian làm việc và thời gian làm thêm giờ

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây